Hiển thị các bài đăng có nhãn PHIM HAY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHIM HAY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2024

Đào, Phở và Piano.

Dư luận phân cực rõ rệt sau khi xem phim Đào, Phở và Piano.

Một bên là sự chê bai không ngớt về tính giả chân như trên sân khấu kịch, về kỹ xảo non tay, về kịch bản gượng ép, thậm chí về sự trang điểm lộ liễu của nhân vật nữ trong bối cảnh chiến tranh…vv. Một bên là những lời tung hô ngợi ca về khả năng lấy nước mắt, về cơ hội học sử Việt, và đặc biệt là về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

---

KHI SỰ PHÂN CỰC TRỞ NÊN ĐỘC HẠI

Sự phân cực và đa dạng (trong nguồn gen sinh học cũng như nguồn “gen” trí tuệ) vốn là nền tảng cho sự chọn lọc và cạnh tranh lành mạnh của xã hội loài người. Tuy nhiên, sự phân cực trở nên nguy hiểm khi đằng sau nó là chữ “cảm xúc (cực đoan)”.

"Affective polarisation" là một loại phân cực dựa vào những xúc cảm bị đẩy đến cao trào của sự bất tín và khả tín, ghê tởm và tôn sùng, hận thù và ngưỡng mộ. Đó là khi người ta không chỉ bình luận về bộ phim mà còn bình luận về những người có cùng hoặc trái quan điểm với mình. Đây là hai trong số rất nhiều lời bình phẩm trên mạng xã hội:

“Ai dám phán xét lịch sử là bọn phản động, đu càng, vô ơn”.

“Không thể nuốt trôi sự ngây thơ và ngu muội của những con bò rơi nước mắt khi xem phim. Tao thì cười són đái”.

---

PHÂN CỰC CHÍNH TRỊ VÀ CÁI MŨ “PHẢN ĐỘNG”

Nếu để ý thêm một chút, ta sẽ thấy ở hai bình luận trên, đứng bên cạnh “cảm xúc cực đoan” là “lý tưởng chính trị”.

"Ideological polarisation" là một loại phân cực dựa vào sự đối lập của niềm tin có tính chính trị như các cặp đối kháng giữa “dân chủ - cộng hòa”, “bảo thủ - cấp tiến”, “cánh tả - cánh hữu”, “cộng sản - tư bản”.

Trong câu chuyện của chúng ta, sự phân cực đó có tên là “bò đỏ - phản động”. Chữ “phản động” từ thời cách mạng Pháp vốn có nghĩa là bảo thủ không chịu thay đổi (reactionary). Nó thoạt tiên được dùng để chỉ những kẻ chỉ khư khư “bảo vệ thể chế”, không chịu nhận ra rằng chủ nghĩa xã hội là tương lai tất yếu của nhân loại. Hiểu nôm na, ai ngồi yên là đồ phản động.

Tuy nhiên giờ đây, trong bối cảnh chính trị Việt Nam nơi chủ nghĩa xã hội của tương lai được cho là đã bắt đầu, việc “thay đổi thể chế” mới bị coi là phản động. Điều này dẫn đến sự phi lý có tính nội hàm khiến nhiều người phải xoắn não: Ai chuyển động là đồ…phản động (!)

---

PHÂN CỰC CHÍNH TRỊ PHI CHÍNH THỐNG

Cặp đối kháng “bò đỏ - phản động” trong bối cảnh chính trị Việt Nam là một trường hợp đặc biệt của phân cực chính trị.

Lý do thứ nhất là bởi từ “phản động”, trong bối cảnh Việt Nam cần phải hiểu theo nghĩa gần giống với “phản bội” (Tổ Quốc). Vì thể chế Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, bất cứ hành động nào phản kháng lại cách thức tổ chức đó lập tức trở thành một cực đối lập chính trị một cách phi chính thống.

Cực đối lập này tồn tại kiểu “du kích” “lề trái” trên mạng xã hội, ở hải ngoại, trong các hội nhóm không được nhà nước công nhận, trong nghệ thuật cũng như diễn ngôn phi chính thống, trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày, trong ý thức nội tại của một bộ phận người dân, và đặc biệt là trong một số phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến về tội “chống phá nhà nước”.

---

CHÍNH TRỊ HÓA NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Một đặc điểm của phân cực là những khác biệt không trực tiếp liên quan đến chính trị cũng sẽ bị chính trị hóa. Ví dụ, “phân cực về quyền bỏ thai” thường bị đem ra để kích động “phân cực cảm xúc cực đoan”. Phe cánh hữu cho rằng ai ủng hộ bỏ thai là “ác quỷ giết người”. Phe cánh tả cho rằng ai ép buộc một phụ nữ phải đẻ con, bất chấp nguồn gốc thai nhi là do cưỡng hiếp, hoặc bất chấp hệ lụy lâu dài cho chính cô ấy, cho đứa con và cả xã hội mới là kẻ “giết người không dao”.

Ở Việt Nam cũng vậy, rất nhiều những vấn đề xã hội không trực tiếp liên quan đến chính trị cũng có thể bị chụp mũ “phản động”. Vì Đào, Phở và Piano là một bộ phim có gắn với tình yêu nước, một số người chê bai nó đã bị coi là “phản động”. Tương tự ở đầu kia thái cực, một số người khen ngợi phim (do nhà nước làm, phim về cách mạng) đã bị gọi là "bò đỏ".

Về bản chất, đây chính là một biểu hiện rất tự nhiên của phân cực chính trị, nếu bạn phản đối A thì bạn là B, nếu bạn ghét cánh tả thì bạn là cánh hữu, nếu bạn phản đối “nhà nước” thì bạn là “phản động”, nếu bạn ủng hộ các sản phẩm của chính quyền cộng sản thì bạn là "bò đỏ".

Một người bạn của tôi sau khi sống ở Việt Nam gần hai chục năm đã đùa rằng, việc gọi ai đó ở Việt Nam là “phản động” cũng giống như việc ở quê hương mình, anh từng bị chửi là “con chó cánh tả” (hàm nghĩa cái gì cũng sủa), hay hàng xóm của anh bị chó ị một bãi trước nhà và lời nhắn “đống phân cánh hữu” (hàm ý bảo thủ đến mức thối như phân).

Tôi phải tế nhị nhắc nhở anh rằng so sánh như thế là khập khiễng. Vì có tính “phi chính thống” nên Việt Nam tuy có “phân cực chính trị” nhưng lại không có “phân chia quyền lực”. Bị gọi là “chó cánh tả” hay “phân cánh hữu” thì khó chịu thật đấy, nhưng không mấy ai vì thế mà phải vào tù. Còn bị gọi là “phản động” ở Việt Nam thì có lẽ không an toàn chút nào.

---

DI CHỨNG CHIẾN TRANH TRONG PHÂN CỰC

Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong câu chuyện của chúng ta không phải là việc “chính trị hóa một vấn đề xã hội”, mà đó là chính trị hóa "nhầm" thời điểm lịch sử.

Trong bối cảnh của Đào, Phở và Piano - một bộ phim chống thực dân Pháp - thì kẻ “phản bội” hẳn phải ủng hộ Pháp. Tuy nhiên, nhiều người chê phim lại bị chụp mũ “phản động” với mặc định là họ ủng hộ …Mỹ. Bằng chứng là những câu chửi thường liên quan đến một cuộc xung đột chính trị từ gần nửa thế kỷ trước giữa miền Bắc cộng sản và miền Nam cộng hòa. Họ bị chửi là “ba sọc”, “ba que”, “đu càng”. Họ cũng bị chửi là “khát nước” và “phản động” - hai từ thường được dùng trong bối cảnh cuộc chiến Bắc Nam chứ không phải cuộc chiến chống thực dân.

Việc những người chê phim “chống Pháp” bị chửi bằng diễn ngôn “chống Mỹ” và “chống ngụy quân ngụy quyền” là một tín hiệu đáng lo ngại. Vũ khí sát thương của “quá khứ này” vẫn tiếp tục được dùng để sát hại một “quá khứ khác”, thậm chí, được dùng để trừng phạt hiện tại và tương lai.

Đáng lo hơn nữa là sự chửi bới và kết tội đó phần lớn đến từ giới trẻ, bất chấp việc chính quyền Việt Nam đã công khai loại bỏ diễn ngôn “ngụy quân ngụy quyền” sửa lại sách giáo khoa, khôi phục lại tính chính danh cho chế độ Sài Gòn. Nó cho thấy công cuộc hòa hợp hòa giải không những vẫn còn dang dở với thế hệ đi trước mà di chứng đã kịp di truyền đến thế hệ hôm nay.

---

CƠ HỘI RÃ CỰC BỊ BỎ LỠ

Về khía cạnh lịch sử, Đào, Phở và Piano hoàn toàn có thể trở thành một yếu tố rã cực (de-polarisation) kết nối hàn gắn dân tộc. Nó không dính đến Mỹ hay Trung Quốc mà zoom ống kính vào thời toàn dân chống Pháp.

Ở thời điểm lịch sử ấy, giai cấp tư sản chưa bị bôi đen thành “một lũ đỉa hút máu dân nghèo”, tầng lớp trí thức chưa bị gạt ra ngoài lề, người nghệ sĩ chưa trở thành công cụ tuyên truyền, tình yêu lứa đôi chưa bị coi là "đồi trụy" và tôn giáo chưa phải là “thuốc phiện của nhân dân”. Những nhân vật trong bộ phim cũng không bị chủ nghĩa anh hùng làm mờ đi những góc khát khao rất dung dị, rất người - điều khiến thế hệ thời bình có thể cảm thấy mình trong đó.

Nhà văn Hà Thủy Nguyên đã nhận xét như sau:

“Nhân vật có nhiều tố chất nổi loạn "lãng mạn tiểu tư sản". Đôi nam nữ chính là những người luôn "chống lệnh", ông họa sĩ cũng không tìm thấy đam mê trong khắc họa hình ánh người lính hào hùng, vị cha xứ sẵn sàng bước ra khỏi các quy tắc giáo điều của Nhà Thờ... Các nhân vật cư xử rất con người, thậm chí rất tầm thường. Chẳng nhân vật chính nào trong đó lý trí, chẳng nhân vật nào giỏi hay đẹp, chẳng nhân vật nào coi cuộc chiến là một lý tưởng... mà chỉ cố bảo vệ những gì mình tin là của mình, xứng đáng để giữ gìn.”

Tuy nhiên, cơ hội rã cực ấy bị bỏ lỡ bởi sự “phân cực cảm xúc cực đoan” như đã nêu ở phần đầu bài viết. Đây là một bài học kinh điển trong lĩnh vực khoa học về phân cực chính trị.

Trong nhiều nghiên cứu thần kinh học nổi tiếng, hai nhóm người cánh hữu và cánh tả cùng xem video, ví dụ, về quyền bỏ thai. Bộ não của họ xử lý thông tin GIỐNG NHAU khi video đó dùng ngôn ngữ trung tính, khách quan và khoa học. Tuy nhiên, bộ não của họ phân cực, kích hoạt các cảm xúc hận thù, sợ hãi và kinh tởm khi xem video dùng ngôn ngữ kích động, ủng hộ hoặc phản đối cực đoan bằng cách gắn quyền bỏ thai với sự đê hèn hoặc cao cả của một lý tưởng chính trị.

Chúng ta ghét nhau không phải vì chúng ta KHÁC nhau. Chúng ta ghét nhau và dạt về hai thái cực vì đã dùng những lời lẽ làm nhau đớn đau. Ngôn ngữ như dao giết người. Điều này cũng đã được đúc rút từ bao đời nay: "lạt mềm buộc chặt"; "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Thật tiếc cho một bộ phim có tiềm năng hàn gắn, nhưng sự miệt thị và tôn vinh quá đà đã khiến “cảm xúc cực đoan” tiếm ngôi trở thành nhân vật chính.

---

Nguyễn Phương Mai

#NguyenPhuongMai

 

 

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ" (13 TẬP)|| TẬP 01||                           THUYẾT MINH||PHIM KINH ĐIỂN LIÊN XÔ

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng Liên Xô Aleksei Tolstoy (1883 – 1945), dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Grigory Roshal (1899 – 1983). "Con đường đau khổ" được sản xuất từ năm 1974 đến 1977 và ra mắt năm 1977 nhằm chào mừng 60 năm Cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 1977). Chuyện phim xoay quanh số phận 4 nhân vật chính là đại diện cho giới trí thức đô thị trong bối cảnh sụp đổ của đế quốc Nga và nội chiến xảy ra. Họ bị cuốn vào cơn lốc xoáy của cách mạng và nội chiến, khắc khoải tìm một hướng đi thoát khỏi sự bế tắc trong cuộc sống.






Warsaw 1944

Warsaw 194 4- Miasto 44 (Thành phố 44)

Một tác phẩm xuất sắc của điện ảnh Ba Lan kể về cuộc Khởi nghĩa Warszawa năm 1944, trong thời kỳ Đức chiếm đóng Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai.



https://youtu.be/6b_k4QIB9zE

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Moscow does not believe in tears

 Москва слезам не верит 1 серия (драма, реж. Владимир Меньшов, 1979 г.)



https://youtu.be/1c-m4KeO1tU?t=55


                                               Bài hát nổi tiếng trong phim bằng tiếng Việt 



Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

ĐIỆN ẢNH NGA

PHIM SUBVIET MỚI 

Mời xem oline:

1. Xạ thủ Voroshilov- Phim Nga:






Bộ phim được dựng theo tiểu thuyết của Victor Pronin "Phụ nữ vào thứ Tư" .

Ivan Afonin - cựu chiến binh Thế chiến II, người được tặng Huân chương "Chiến tranh Vệ quốc" hạng II và Huân chương "Sao Đỏ", một cựu nhân viên đường sắt - sống một cuộc sống giản dị với Katya , cháu gái yêu quý và duy nhất của ông.

Trong căn hộ bên cạnh thường xuyên tụ tập ba thanh niên - Vadim Pashutin, Boris và Igor Chukhanov Zvorygin, - những thanh niên sống buông thả, ưa hưởng lạc. Họ ngầm quy định với nhau Thứ Tư hàng tuần là "Ngày Phụ nữ" - đó là ngày của những thú vui tình dục.

Vào ngày Thứ Tư định mệnh đó, ba kẻ ăn chơi vô công rồi nghề chợt phát hiện cô gái Katya ngây thơ trong sáng đi ngang nhà, bọn chúng lập tức tìm cách lừa dối cô gái, lôi kéo cô vào căn hộ của chúng. Ban đầu, chúng giả bộ đang tổ chức sinh nhật của một trong ba tên. Nhưng khi Katya muốn từ biệt ra về, chúng bèn cho cô uống thuốc mê, rồi lôi cô vào phòng ngủ và thay nhau hãm hiếp. Vadim thậm chí còn mời cô kết hôn với anh ta, và Igor nhét tiền vào túi Katya, hy vọng để cô bé "quên" đi mọi chuyện...

2. Tay trộm chuyên nghiệp (2013)-HD : Phim USA




3. Đặc khu Bangkok- lồng tiếng thuyết minh Việt: 




4. Nhung ten cuop bien cua the ky 20 phim LIEN XO năm 1978:
Tập 1:http://www.youtube.com/watch?v=_buMqumFKfk 

5. Bảo Vệ Mục Tiêu Trọn Bộ- Phim USA:  

6. Biệt Đội Ám Sát Full HD- Phim Korea:



http://www.youtube.com/watch?v=XJl9g32CcyM

 

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

CHỦ NHẬT PHIM NGA

 VÀ NƠI ĐÂY BÌNH MINH YÊN TĨNH 

(Một trong những bộ phim hay nhất về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.)



https://youtu.be/bIJFiSSGSMA

https://youtu.be/JAVWnva0Kw4


BẢN SONATA BÊN HỒ - MỘT TRONG NHỮNG PHIM TÌNH CẢM HAY NHẤT CỦA ĐIỆN ẢNH LIÊN XÔ



https://youtu.be/q_CZFpn_4eo

Không ai có thể hờ hững với “Bản Sonata bên hồ”. Từ đầu đến cuối, cả bộ phim thấm đẫm chất trữ tình, ngập tràn tình cảm cao đẹp, sâu sắc và trong sáng, như nước hồ xanh thẳm, nơi câu chuyện này bắt đầu.





Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

PHIM THẦY LANG 

Znachor

Một bộ phim hay của Điện ảnh Ba Lan (1981) đã xem cách đây 36 năm

https://youtu.be/ftq9oEN9aXs

 

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

GIẢI TRÍ PHIM NGA

(Чужая война) "Cuộc chiến xa lạ”


Đã lâu không xem phim Nga nhất là đề tài về chiến tranh Việt Nam. Đây có lẽ là bộ phim của điện ảnh Nga đầu tiên nói về Việt Nam quay vào những năm đầu thế kỷ 21 để ôn lại trang sử của dân tộc với những người bạn cùng chiến hào. Phim được phóng tác theo tiểu thuyết của một nhà văn Nga đã có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam 
Phim "Cuộc chiến xa lạ” (Чужая война) sản xuất năm 2014 về một trang ít được biết đến trong lịch sử Việt Nam những năm 70 - sự tham gia của các chuyên gia Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 6 nghìn quân nhân Liên Xô đã tham gia chiến đấu ở Việt Nam. Pavel Molchanov, 1 người có năng khiếu kỹ thuật điện tử, được tuyển vào KGB làm việc trong đơn vị tình báo kỹ thuật đặc biệt và được Bộ Quốc phòng Liên Xô giao nhiệm vụ khám phá những thành tựu kỹ thuật mới nhất của Mỹ trong lĩnh vực điện tử được Mỹ đem thử nghiệm và áp dụng trong những năm đầu cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam. Sứ mệnh bí mật đến mức Tùy viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội cũng không nắm rõ. Bên cạnh những va chạm và hiểu nhầm trong sinh hoạt với người dân địa phương ở miền quê Hà Đông, nơi nhóm của anh đóng quân, anh tham gia phá loại bom từ trường điện tử mới nhất do máy bay Mỹ vừa thả xuống... Những chuyến đột nhập chiến trường miền Nam qua khu vực rừng rậm từ Campuchia không phải lúc nào cũng trót lọt, Pavel và đồng đội của anh đã phải sống sót trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, thử nghiệm những cách mà không một người lính Xô Viết nào nghĩ đến trước đó....
Diễn viên đóng vai Mai là T.H.Phương Nga, đã từng là Hoa hậu VN tại Nga.

Phim gồm 04 tập đã được Dmitri Tran biên dịch sang tiếng Việt (Vietsub), được đăng tải trên you tube xin giới thiệu mọi người cùng xem./.


 

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

PHIM NGA RẤT HAY- Pусскиe Замечатель­ные фильмы (мелодрама) .

Giới thiệu một số bộ phim xuất sắc của Điện ảnh Nga có thể xem trên YouTube:

-
Дом- (премьера 2011)- YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=qx7XPAUVE3c

-
Гувернантка.Мелодрама.(2009) - YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=1radCM5RL4c;
-
Стерва-. 2012 г. (А.Чернышов, А.Цветаева) - YouTube;
-
Красавица и Чудовище. (2012). - YouTube;
-
Никогда не забуду тебя - YouTube;
-
Край (Фильм 2010) - YouTube;
-
Bướm thép (có phụ đề tiếng Việt)- YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=wqJ5sT0jPOo
-
Kremen- 4 серия (Sub Việt)- YouTube:
Phim hình sự Nga cực kỳ hấp dẫn - được coi như một kiểu Rambo Nga: http://www.youtube.com/watch?v=HzB-wy7LJVo
-
Phân đội CCCP (Sub Việt)- YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=x3O4AkWVM8w
-
Однажды в Ростове- 24 серия